Friday, Apr 19, 2024
HomeĐạo HạnhKhám pháVì sao kim cương trở nên vô giá?

Vì sao kim cương trở nên vô giá?

Tính độc quyền cộng với chi phí khai thác tốn kém và những vấn đền liên quan tới tính hợp pháp sở hữu kim cương đã đẩy mức giá của viên đá quý này lên mức ngất ngưởng.

Sản lượng khai thác thô toàn cầu thường vượt 150 triệu tấn/năm, nhưng giá trị của kim cương vẫn luôn ở mức hàng triệu đô.

Theo hãng kim cương lớn nhất thế giới De Beers, dù sản lượng sụt giảm liên tục và phải chuyển qua nhiều khu vực mới để khai thác, nhưng mỗi năm, lượng cung kim cương trên toàn cầu vẫn lên tới vài chục triệu tấn. Như vậy, kim cương chưa phải loại vật chất quá “hiếm có khó tìm”. Nhưng vì đâu chúng có giá cao ngất ngưởng và là nguyên nhân gây ra nhiều cuộc đổ máu trên toàn thế giới?

Thực tế, người Nam Phi từng dùng kim cương làm tiền gửi tiết kiệm trong ngân hàng từ hàng trăm năm trước, bởi vùng đất này có trữ lượng kim cương hàng đầu thế giới. Khan hiếm vật lý không phải là nguyên nhân chính dẫn tới sự đắt đỏ của kim cương, mà đó là do chi phí khai thác đắt đỏ, ảnh hưởng của độc quyền và những vấn đề liên quan đến tính hợp pháp của loại đá quý này.

Xem video youtube tại: https://ytb.watch/tfwZW
Xem video facebook tại: https://shorten.tv/GtBsN

 

Sự hình thành Kim Cương tự nhiên
Kim Cương là khoáng vật được hình thành dưới nhiệt độ vào áp suất rất cao, với 99,95% thành phần chính là nguyên tố Cacbon và 0,05% là những nguyên tố khác như Boron và Nitrogen). Loại đá quý này hình thành trong lòng đất, ở độ sâu khoảng 140km – 220km, tầm nhiệt dao động từ 1150 – 1200 độ C và áp suất vào khoảng 50 – 70 kilobars. Việc hình thành Kim Cương cần rất nhiều thời gian, đến hàng triệu thậm chí hàng tỷ năm. Điều này góp phần tác động đến giá trị của loại “khoáng sản quý giá” này.

Kim Cương tự nhiên có tính chất vật lý và tính chất hóa học hoàn hảo. Ngoài độ cứng và độ bền gần như tuyệt đối. Kim Cương còn có khả năng tán xạ ánh sáng cực tốt. Cũng nhờ những tính chất đó mà Kim Cương được ứng dụng rộng rãi trong đời sống và khoa học – công nghệ.

Tuy nhiên, không phải tất cả các loại Kim Cương đều quý giá. Trên thực tế, Kim Cương tự nhiên có nhiều khuyết điểm. Thông qua quá trình gia công, sàng lọc thì mới có thể phân loại Kim Cương để quyết định dùng Kim Cương làm trang sức hay trở thành nguyên liệu trong công nghiệp và ứng dụng nghiên cứu.

 

Các yếu tố 4C khiến Kim Cương trở nên đắt giá
Kim Cương thường được định giá theo quy chuẩn 4C (tiêu chuẩn do Viện Đá Quý Hoa Kỳ – GIA đặt ra). Đôi khi các chuyên gia còn đánh giá dựa vào nhiều yếu tố khác như Certification, Cost, Shape,.. để ước tính giá trị viên đá.

Nguyên tắc 4C bao gồm:

Color – Giá trị màu sắc: Màu sắc Kim Cương quyết định đến giá trị. Kim Cương càng trong suốt, càng “không màu” thì càng có giá trị cao. Trong một số trường hợp, Kim Cương có màu sắc “sặc sỡ” và đậm như màu đỏ, hồng, xanh dương, xanh lá cây,… lại mang đến giá trị vô giá.
Carat – Giá trị trọng lượng: Trọng lượng Kim Cương mang đến giá trị theo cấp số nhân. Kim Cương có kích thước, trọng lượng càng lớn thì càng quý hiếm và giá trị của nó càng cao.
Clarity – Giá trị về độ tinh khiết: Độ tinh khiết của Kim Cương được đánh giá dựa vào vị trí, số lượng, kích thước và sự ảnh hưởng của các đặc điểm này với đá Kim Cương. Kim Cương càng tinh khiết thì giá trị càng lớn.
Cut – Giá trị về mặt cắt: Yếu tố mặt cắt cũng khiến Kim Cương trở nên đắt giá, nó ảnh hưởng trực tiếp đến độ phản sáng và khuếch tán ánh sáng. Nếu cắt chuẩn, Kim Cương sẽ khuếch tán ánh sáng tốt hơn, lấp lánh và rực rỡ hơn và giá trị cũng cao hơn nhiều.

Điều này khiến những viên kim cương sử dụng trong công nghiệp trang sức có giá cao hơn hẳn loại dùng trong ngành công nghiệp khác, như khai khoáng (nơi kim cương dùng làm mũi khoan) hay các ngành chế tạo (nơi kim cương được dùng làm dao cắt).

Có cấu trúc tinh thể gồm cacbon nguyên chất, trong đó mỗi nguyên tử cacbon liên kết với 4 nguyên tử khác, kim cương có độ cứng (được coi là khoáng vật cứng nhất tìm thấy trong tự nhiên), khả năng tán sắc tốt và chịu nhiệt rất cao. Theo các nghiên cứu, dưới tác dụng của nhiệt độ và áp suất bình thường, một viên kim cương chỉ có thể bị biến thành than chì với thời gian tương đương thời gian vũ trụ hình thành cho tới nay (15 tỷ năm).

 

Chi phí khai thác quá cao

Kim cương được hình thành trong một môi trường khắc nghiệt, nơi hội tụ cả hai yếu tố là nhiệt độ cao và áp suất lớn. Kiểm chứng đã cho thấy khoáng vật này hầu như tập trung chủ yếu tại những địa điểm trắc ẩn nguy hiểm như gần miệng núi lửa phun trào đã tắt, nằm sâu dưới lòng đất, trong những mạch khoáng ngầm… Những địa điểm trên thế giới được coi là có trữ lượng lớn kim cương là Nam Á, châu Phi và Bắc Mỹ.

Để tìm ra kim cương nhiều người đánh đổi cả cuộc đời, mạng sống

Để có thể tìm ra được một mỏ kim cương sở hữu mức trữ lượng đủ lớn để tiến hành khai thác công nghiệp, rất nhiều nhà địa chất phải tiến hành nghiên cứu trong thời gian tính bằng thập kỷ. Khi khai thác, khối lượng nhân công luôn duy trì ở con số vài trăm người. Ước tính rằng để tìm được một carat kim cương (tương đương khoảng 20 mg), những người thợ khai thác phải đào bới rồi sàng lọc tới 1,3 triệu tấn đất đá.

Sau khai thác, những viên đá đạt được 3 tiêu chí C đầu tiên sẽ được dùng để cắt thành những sản phẩm trang sức. Một viên kim cương thô khi đến tay thợ cắt chỉ có giá trị bằng 40% kim cương đã qua xử lý. Bởi sau mỗi lần cắt, khối lượng của chúng lại hao hụt đi nhiều.

Ngoài ra, giá trị kim cương không tăng đều theo khối lượng của chúng, viên càng to càng có giá cao vượt trội (một viên kim cương 0,85 carat có giá chưa bằng một nửa so với viên 1,05 carat cùng loại). Mỗi viên kim cương, tùy vào hình dạng, có thể được cắt với số mặt khác nhau, nhưng thông thường sẽ dao động từ 30 đến 60 mặt cắt. Công việc cắt và đánh bóng kim cương đều được làm thủ công, do đó, chi phí cho khâu này là rất lớn.

 

Sự độc quyền trong ngành Công nghiệp khai thác Kim Cương
Kim Cương tự nhiên và hợp pháp được khai thác bởi các tập đoàn, công ty, doanh nghiệp có giấy phép. Những viên Kim Cương không có giấy phép, xuất xứ không rõ ràng được gọi là “Kim Cương máu” hay “Kim Cương xung đột” – đây là khái niệm mà Liên Hợp Quốc đã đặt ra. Bởi loại Kim Cương này chính là khơi nguồn của các cuộc xung đột, nội chiến, tranh chấp, cướp bóc, hãm hiếp và bóc lột sức lao động. Việc độc quyền trong khai thác Kim Cương phần nào đẩy giá trị của loại đá quý này lên cao. Ngày nay, kim cương trên thế giới nằm phần lớn trong tay một số công ty khai thác tư nhân, như Alrosa, Debswana, BHP Billiton hay De Beers, trong đó lớn nhất là De Beers. Công ty này từng nắm giữ tới 80% lượng kim cương toàn cầu, và cũng là đơn vị đã định ra giá trị cực lớn của khoáng vật này.

 

Nguồn cung kim cương trên thế giới đang khan hiếm và cạn kiệt dần, khiến giá thành của nó tăng cao ngất ngưởng?

Thực tế đúng là những loại kim cương có màu lạ và đẹp như vàng hay hồng cực kỳ hiếm gặp. Một số chuyên gia ước tính rằng kim cương màu sẽ cạn kiệt trong vòng một thập kỷ tới. Tuy nhiên tình hình lại hoàn toàn khác đối với kim cương thông thường, hay còn gọi là kim cương trắng.

Thuở ban đầu chúng rất khó tìm, nhưng càng về sau càng có thêm nhiều mỏ kim cương mới được phát lộ, từ đó tạo ra nguồn cung kim cương lớn hơn cho toàn thế giới. Thêm vào đó, kim cương nhân tạo đang dần được phổ biến trên thị trường. Hầu như không thể phân biệt được với kim cương tự nhiên khai thác từ mỏ, loại đá quý ra đời từ phòng thí nghiệm này có giá phải chăng hơn và được đánh giá là một sự lựa chọn thay thế thân thiện hơn với môi trường.

 

Vậy rốt cuộc tại sao kim cương lại đắt khủng khiếp đến thế?
Câu trả lời cho hiện tượng tưởng như khó hiểu này thực ra lại cực kỳ đơn giản, nó nằm ở quy luật cơ bản nhất của nền kinh tế: cán cân cung-cầu.

Suốt nhiều thế kỷ trước đây, kim cương đã là biểu tượng của quyền lực, địa vị và sự giàu có. Quan niệm đó cùng với thực tế là nó từng rất khó tìm thấy đã khiến giá bán của kim cương được đẩy lên rất cao.

Tuy nhiên vào năm 1870 người ta đã phát hiện một mỏ kim cương với trữ lượng khổng lồ ở Kimberly, Nam Phi. Mỏ này có tiềm năng cung cấp kim cương dồi dào cho thị trường toàn cầu và kéo giá bán của loại đá quý này xuống thấp hơn. Tuy nhiên điều đó đã không xảy ra “nhờ” sự can thiệp của De Beers – tập đoàn chuyên khai thác, chế tác và kinh doanh kim cương lớn nhất thế giới.

Được thành lập năm 1888 bởi các nhà tài phiệt người Anh, vốn đoán trước được thị trường kim cương thế giới sẽ bị “bão hòa” sau khi mỏ kim cương kia được tìm ra, De Beers đã phát triển đến quy mô đủ thâu tóm gần như toàn bộ thị trường kim cương thế giới, và đã từng bị cáo buộc là độc quyền thương mại.

Để ngăn lượng kim cương quá nhiều đổ ra thị trường, tập đoàn này đã mua lại khu mỏ mới được phát lộ ở Nam Phi và kiểm soát chặt chẽ lượng đá quý được cung cấp ra bên ngoài. Họ chỉ cho phép xuất ra một lượng vừa đủ đáp ứng nhu cầu hằng năm của người tiêu dùng mà thôi. Điều này tạo ra quan niệm sai lầm rằng kim cương cực kỳ hiếm, từ đó thổi phồng giá trị thật của mặt hàng này lên quá mức cần thiết.

Trong suốt thế kỷ 19, De Beers đã duy trì thế độc tôn của mình đối với các mỏ kim cương trên toàn thế giới. Gã khổng lồ này dự trữ kim cương, hạn chế nguồn cung, phát triển mạng lưới bán buôn và thao túng giá bán. Tuy nhiên để duy trì sự ổn định thị trường và đảm bảo lợi nhuận thì không chỉ cần độc quyền về “cung”, mà còn phải tạo ra nguồn “cầu” lâu dài nữa. Thế là họ bắt tay vào thực hiện một chiến dịch marketing vô tiền khoáng hậu nhằm tăng cao nhu cầu sử dụng nhẫn kim cương trong lễ đính hôn. Đồng thời cũng phải làm sao cho mọi người không muốn bán lại những viên kim cương đã mua để đảm bảo De Beers vẫn độc quyền nguồn cung.

Chiến lược: Huyền thoại hóa kim cương

Để làm điều đó, De Beers đã nhắm đến thị trường Mỹ, bởi lúc bấy giờ các nước châu Âu đang xuống dốc về kinh tế và lại đứng trước nguy cơ Chiến tranh thế giới thứ hai nên chẳng mấy ai còn tâm trí mua sắm trang sức nữa. Năm 1938 De Beers tìm đến công ty quảng cáo N.W. Ayer để thực hiện ý đồ thao túng nhu cầu kim cương của người tiêu dùng Mỹ.

Cuối những năm 1930, N.W.Ayer tiến hành nghiên cứu và thấy rằng người Mỹ nghĩ kim cương là thứ xa xỉ, chỉ dành cho các siêu đại gia có xe hơi, có của nả. Do đó, Ayer phải tiếp thị cho người tiêu dùng đến từ các nhóm thu nhập khác nhau.

Làm thế nào để khách hàng đổ xô đi mua kim cương trong bối cảnh kinh tế khó khăn?

Ayer phải tìm cách gán kim cương vào cảm xúc con người. Cái gì vừa gắn với cảm xúc, vừa có giá trị xã hội lại vừa vĩnh cửu đây? Đó là tình yêu và hôn nhân! Kế hoạch của Ayer là “tạo tình thế khiến tất cả những người đang tiến tới hôn nhân đều bắt buộc cần tới một chiếc nhẫn kim cương”.

Nhẫn đính hôn đã được sử dụng từ thời Trung cổ, nhưng chưa bao giờ được chấp nhận rộng rãi. Và trước Thế chiến 2, chỉ có 10% số nhẫn đính hôn có nạm kim cương mà thôi. Tuy nhiên mọi chuyện đã thay đổi chóng mặt với chiến lược tiếp thị “hoành tráng” của N.W. Ayer.

Họ đã  thuê toàn những diễn viên nổi tiếng đương thời như Clark Gable, Myrna Loy và Lionel Barrymore chỉ để đeo kim cương những lúc xuất hiện trước công chúng. Trên mặt báo xuất hiện hàng loạt câu chuyện tình ái của các minh tinh, luôn đi kèm với hình ảnh họ đeo kim cương trên tay. Những nhà thiết kế thời trang xuất hiện trên sóng truyền thanh để nói về “xu hướng kim cương” của mùa tới. Thậm chí có tin đồn rằng Nữ hoàng Anh Elizabeth công du các mỏ kim cương ở Nam Phi vào năm 1947 cũng là một phần kế hoạch của Ayer. Dần dần Ayer đã thuyết phục được các khách hàng nam giới rằng kim cương là món quà tuyệt vời nhất để thể hiện tình yêu, còn các cô gái thì tin rằng đó là một biểu tượng không thể thiếu để chứng giám cho chuyện tình lãng mạn của đời mình.

Chiến dịch quảng cáo của Ayer đã thành công vang dội khi doanh số bán hàng tại Mỹ trong vòng bốn năm từ 1938 đến 1941 đã tăng đến 55%. Tiếp đà thắng lợi, họ bắt đầu đẩy mạnh hơn nữa công cuộc tiếp thị kim cương trong thập niên 1940, với khẩu hiệu nổi tiếng “A diamond is forever” (Kim cương là mãi mãi).

 

Câu nói mang tính biểu tượng này đã xuất hiện trên mọi quảng cáo của De Beers kể từ năm 1948, và đến năm 1999 được hãng truyền thông kiêm marketing nổi tiếng AdAge xếp hạng là slogan hạng nhất của thế kỷ. Câu khẩu hiệu ngắn gọn đó đã truyền tải được hết tất cả những điều mà De Beers muốn người tiêu dùng hướng đến: viên kim cương cũng vĩnh cửu như tình yêu của họ, và chẳng có lý do gì để bạn bán lại món trang sức vô giá về mặt tinh thần đó cho người khác cả.

Cuối cùng De Beers và N.W.Ayer đã đạt được mục tiêu mà họ đề ra ban đầu, đó là khiến người dùng phải tự động chi nhiều tiền hơn cho mặt hàng xa xỉ của mình.

 

Buôn lậu kim cương

Mức giá đắt đỏ, lợi nhuận thu được cao, kim cương đương nhiên là mặt hàng ưa thích của giới buôn lậu. Trên thế giới tồn tại một nơi được gọi là “chợ trời kim cương” – đó là thành phố Surat, bang Gujarat, nằm ở miền tây Ấn Độ. Tại đây, hàng ngày đều diễn gia những thương vụ giao dịch mua bán “kim cương máu” (kim cương khai thác lậu, có được do tranh chấp, hoặc dùng để tài trợ cho các hoạt động quân sự chống lại Nhà nước…). Chúng sẽ được tẩy sạch nguồn gốc, làm giả mọi loại giấy tờ để biến thành kim cương có nguồn gốc sạch. Ước tính, mỗi năm từ nơi đây sẽ cung cấp trữ lượng kim cương với trị giá 3-5 tỷ USD được tỏa đi khắp thế giới.

Mỗi viên kim cương trước khi đến tay các thượng khách sẽ trải qua từng nhịp cầu. Tại mỗi nhịp cầu, mức giá của chúng lại được đẩy lên một bậc. Sự lũy tiến này khiến chúng trở thành viên đá quý trị giá – vô cùng đắt đỏ.

 

Kết luận

Vậy đấy, kim cương không hề khan hiếm như chúng ta vẫn nghĩ, mà giá trị của nó được đẩy lên tới mức như hiện nay là vì sự thao túng của một tập đoàn kinh doanh nắm giữ gần như toàn bộ thị trường thế giới.

Tuy vậy cũng không thể phủ nhận rằng kim cương vẫn luôn là biểu tượng cho sự vững bền, giàu sang và quyền lực. Từ thời Ai Cập cổ đại cho đến thời Trung cổ ở châu Âu, và đến tận ngày nay hay nhiều thế kỷ nữa, những viên đá lấp lánh này vẫn sẽ làm say đắm tất cả những tâm hồn yêu cái đẹp và kiếm tìm sự quý phái.

Chuyến tàu ma Gog
Rate This Article:
NO COMMENTS

LEAVE A COMMENT