Tuesday, Apr 23, 2024
HomeKhoa HọcKhoa học tâm linhTượng Phật khóc là điềm báo gì?

Tượng Phật khóc là điềm báo gì?

Từ xưa tới nay, người Trung Quốc đã nhiều lần chứng kiến tượng Phật chảy nước mắt, khiến dân tình bán tín bán nghi và kèm theo đó là tâm lý lo lắng, hoang mang về tương lai. Người ta tin rằng tượng thần Phật khóc có một ý nghĩa gì đấy và đó thường là điềm gở. Quan trọng là những lo ngại này có cơ sở vì có những điềm báo tương tự ở trong quá khứ. Cùng daohanh.com tìm hiểu về các bức tượng Phật với những lần chảy nước mắt cảnh báo con người về đại nạn xảy ra trong quá khứ nhé.

Tượng Phật cổ trong kinh thành Lạc Dương

Thời Nam Bắc triều ở thành Lạc Dương của Bắc Nguỵ có một ngôi chùa tên Bình Đẳng, bên trong có một bức tượng Phật lớn cao đến 2 trượng 8 thước (khoảng 9,3m). Vào giữa tháng 12 năm Bắc Nguỵ Hiếu Minh Đế Hiếu Xương thứ 3 (năm 527), hai mắt tượng Phật chảy nước mắt không ngừng, toàn thân bức tượng trên dưới đều ướt sũng, cho dù lau thế nào cũng lau không sạch. Cứ như vậy, tượng Phật rơi nước mắt liền ba ngày mới ngừng.

Tháng 4 năm sau, Nhĩ Chu Vinh dẫn quân công phá Lạc Dương, giết hại hơn hai nghìn quan lại, quý tộc, còn dân thường thì chết nhiều không kể xiết.

Tháng 3 năm Hiếu Trang Đế Vĩnh An thứ 2 (năm 529), bức tượng Phật này lại bắt đầu rơi lệ. Toàn bộ dân chúng trong kinh thành nghĩ đến lần trước và sợ hãi đến xem. Đến tháng 5 năm 529, Bắc Hải Vương Nguyên Hạo tự xưng đế ở Nam Lương, dẫn quân vào Lạc Dương, Hiếu Trang Đế bị dồn ép phải rút về phía Bắc tới Sơn Tây. Đến tháng 7/529, Bắc Hải Vương đại bại, năm ngàn con cháu Giang Hoài mà ông thống lĩnh, đều bị bắt làm tù binh, không ai có thể trở về.

Năm Vĩnh An thứ 3 (năm 530), bức tượng Phật này lại không ngừng chảy nước mắt như lần trước. Người dân khắp kinh thành đều sợ hãi bất an, lo lắng như lửa đốt trong lòng. Tháng 10 năm 530, Nhĩ Chu Triệu, đang làm thứ sử Phần Châu, lập thái thú Thái Nguyên, Trường Quảng Vương Nguyên Diệp làm vua, tự phong mình làm Đại tướng quân. Đến tháng 12 năm ấy, Nhĩ Chu Triệu lại đánh vào Lạc Dương, bắt Hiếu Trang Đế đến Tấn Dương, Sơn Tây rồi giết hại. Việc này đã khiến cho cung điện Lạc Dương trống rỗng, một trăm ngày không có hoàng đế chủ trì chính sự.

Trong ghi chép nói rằng, sau mỗi lần bức tượng Phật này rơi lệ, y như rằng sẽ xảy ra nạn tranh cướp chết chóc. Vì thế khi có hiện tượng tượng Phật rơi lệ, có thể là những người giác ngộ từ bi nhìn thấy trước được đại hoạ trong tương lai, vì thế mới thông qua hình thức này để cảnh tỉnh cho nhân loại đang chìm đắm trong u tối.

 

Tượng Lạc Sơn Đại Phật hơn nghìn năm đã 4 lần rơi lệ

Trung Quốc thời cận đại lưu truyền rằng, Đại Phật Lạc Sơn ở Tứ Xuyên khi nhắm mắt rơi lệ là dự báo sẽ có chuyện lớn xảy ra.

Lạc Sơn Đại Phật là tượng Phật bằng đá cao nhất thế giới (Ảnh: Ariel Steiner)

Lạc Sơn Đại Phật, còn gọi là Lăng Vân Đại Phật hay Gia Định Đại Phật, là tượng Phật bằng đá cao nhất thế giới. Bức tượng Phật Di Lặc này được tạc vào vách đá Thê Loan của núi Lăng Vân, nằm ở chỗ hợp lưu của ba con sông là Dân Giang, Đại Độ và Thanh Y ở miền nam tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc, cách địa cấp thị Lạc Sơn khoảng 3 km về phía đông. Bức tượng đá đối mặt với Nga Mi sơn, và dòng sông chảy dưới chân của Phật.

Bức tượng bằng đá này cao 71 mét, được xây dựng từ năm 713 đời Đường Huyền Tông, và cần 90 năm để hoàn thành với sự nỗ lực của 3 thế hệ. Áo cà sa lộng lẫy cùng với dáng vẻ uy nghiêm khiến toàn thân tượng Phật tỏa ánh kim huy hoàng. Nó được đặt ở đó với niềm hy vọng rằng, những con thuyền qua đây sẽ bình yên vô sự vượt qua được vùng nước dữ.

Tương truyền, trước khi Lạc Sơn Đại Phật được xây dựng, tại khu vực sông nước này nước chảy rất xiết, thường xuyên xảy ra đắm thuyền bè không rõ nguyên nhân. Lão hòa thượng tại Lăng Vân Tự tên là Hải Thông nhiều lần chứng kiến dân lành thay nhau gặp nạn, cho rằng ắt hẳn có thủy quái ẩn mình.Ông đã kêu gọi dân chúng hợp sức xây dựng lên bức tượng Phật nhằm trấn hung. Thật kỳ lạ, từ sau khi có Lạc Sơn Đại Phật, thuyền bè qua lại thuận lợi không xảy ra vụ đắm nào.

Tượng không chỉ bảo vệ lão bách tính mà còn có cảm xúc buồn đau trước những tai ương và vui mừng trước dịp trọng đại của nhân thế. Cụ thể, Lạc Sơn Đại Phật được ghi nhận bốn lần nhắm mắt và rơi lệ lần lượt vào năm 1962, 1963, 1976, 1994.

Năm 1962 là năm đỉnh điểm của thời kỳ đói khát, thiếu lương thực trầm trọng, ba năm liền hạn hán tại Trung Quốc, nạn đói hoành hoành, số người chết đói lên đến hàng chục ngàn người, phơi mình trên núi. Chính vào lúc này những người còn sống sót lang thang đã chứng kiến hai mí mắt bức tượng nghìn năm tuổi bỗng nhiên như khép lại và có vệt đen như vệt nước chảy dài từ đôi mắt. Họ tin rằng Đại Phật nhắm mắt lại, lặng lẽ rơi lệ bày tỏ sự xót thương người dân lành vô tội.

Hiện tượng kỳ bí xảy ra tương tự với Lạc Sơn Đại Phật vào một đêm năm 1963, khi nạn đói tại Trung Quốc và Tứ Xuyên không có dấu hiệu thuyên giảm. Thậm chí người ta còn chụp được ảnh tượng Phật rơi lệ và lan truyền khắp nơi.

Giọt nước mắt màu trắng ở khóe mắt bức tượng và vệt nước mắt không thể xóa. (Ảnh: Chi King)

Chính phủ Trung Quốc đã cử các nhà khoa học đến tìm hiểu và nghiên cứu, cũng như cử người đến dọn rửa, tuy nhiên không thể lau sạch được vết nước mắt chảy ra từ khóe mắt ngài.

Năm 1976, người dân Lạc Sơn một lần nữa lại được chứng kiến Lạc Sơn Đại Phật nhắm mắt và rơi lệ khi trận đại địa trấn xảy ra tại Đường Sơn cướp đi sinh mạng hơn 242 nghìn người. Lần này, không chỉ rơi lệ, Lạc Sơn Đại Phật còn kèm theo biểu hiện gương mặt giận dữ như trách ông trời không công bằng với bách tính.

Năm 1994, Lạc Sơn Đại Phật lúc này đã trở thành điểm thăm quan du lịch thu hút du khách cả trong và ngoài nước. Ngày 7/6 năm đó, du khách đến thăm Lạc Sơn khi đi thuyền trên sông đều khẳng định chứng kiến tượng Phật rơi lệ, nước mắt nối nhau chảy ra, cả cơ mặt, cằm, cơ thể dường như cũng rung chuyển theo. Nhưng ngay sau khi các thuyền cập bến, các du khách lại thấy cơ mặt tượng Phật như giãn ra, khóe miệng mở rộng như đang mỉm cười mặc dù hàng châu lệ vẫn còn vương trên khuôn mặt.

Cho đến nay các nhà khoa học Trung Quốc đã bỏ ra nhiều thời gian tìm hiểu và nghiên cứu dựa trên công nghệ tiên tiến nhưng vẫn chưa lí giải được những hiện tượng bí ẩn xung quang Lạc Sơn Đại Phật. Tuy nhiên đối với người dân Trung Quốc nói chung và Tứ Xuyên nói riêng, Lạc Sơn Đại Phật rất được kính trọng và giữ gìn.

 

Tượng Đức Mẹ
Tại sao xác tàu
Rate This Article:
NO COMMENTS

LEAVE A COMMENT