Wednesday, Dec 6, 2023
HomeUncategorizedTranh vẽ trị giá tới 75 triệu đô gây sửng sốt vì nguệch ngoạc như trẻ con nghịch

Tranh vẽ trị giá tới 75 triệu đô gây sửng sốt vì nguệch ngoạc như trẻ con nghịch

Tác phẩm “nguệch ngoạc” gây tranh cãi – góc nhìn người qua đường

Gần đây, một số bài viết chia sẻ loạt tác phẩm của cố họa sĩ đương đại Cy Twombly (1928-2011), được trưng bày như bộ sưu tập cố định của các bảo tàng nghệ thuật hiện đại trên thế giới đã khiến không ít người sửng sốt.

Cụ thể, các tác phẩm này hầu hết đều là những nét tô nguệch ngoạc giống như đứa trẻ tập vẽ, hay đơn giản là thử mực cho chiếc bút lâu ngày không sử dụng.

Vấn đề khiến nhiều người ngạc nhiên hơn đó là khi biết những tác phẩm này có giá trị từ 2 triệu đô đến tới 75 triệu đô (khoảng hơn 1,700 tỷ đồng) – một con số khủng mà rất nhiều họa sĩ ngày nay mơ tới.

Xem video youtube tại: https://ytb.watch/3I59X
Xem video facebook tại: https://shorten.tv/Ly-BN

Những bức tranh có giá bán cực cao, nhưng khi nhìn vào, nhiều dân mạng vẫn không thể hiểu được ẩn ý đằng sau chúng. Ngay dưới phần bình luận, rất nhiều ý kiến trái chiều đã được đưa ra.

“Chưa bao giờ thấy tranh con em mình mà mình vứt đi có giá trị như lúc này”.

“Bởi vì không thể dạy người nhà giàu tiêu tiền, nên mình muốn hỏi những bạn nhà giàu hay những nghệ thuật gia là tại sao những bức tranh này lại đáng giá đến vậy? Không thấy nổi vẻ đẹp của nó ở đâu”.

“Giá trị của bức tranh nằm ở người vẽ tranh, mình nghĩ vậy đó. Những bức hình phải là người có năng khiếu nghệ thuật hay từng học qua nghệ thuật thì mới cảm được”.

“Các bạn biết điểm khác biệt giữa tranh ông này với tranh con bạn vẽ là gì không? Ông này có kiến thức về mỹ thuật và ông ấy nguệch ngoạc có dụng ý và con bạn thì không. Nên đừng dùng cách bạn hay đánh giá tranh trẻ em để áp lên những tác phẩm như thế này”.

Danh hoạ Cy Twombly (tên khai sinh: Edwin Parker “Cv” Twombly Jr.) là một hoạ sĩ người Mỹ nổi tiếng bậc nhất của thế kỷ XX. Ông được nhận nhiều giải thưởng danh giá về nghệ thuật, trong đó có giải Praemium Imperiale – một giải được coi là Nobel trong lĩnh vực nghệ thuật.

Cy Twombly nổi tiếng bởi những tác phẩm nghệ thuật có đường nét sơ sài. Nó đã trở thành một phong cách đặc biệt của ông. Thậm chí, ông còn có một tác phẩm tranh tường vĩ đại trong bảo tàng Louvre ở Paris.

Tác phẩm không đề (Untitled) được ông sáng tác năm 1970 vốn được vẽ trên bảng đen và đã được bán với giá kỷ lục, 69.6 triệu USD trong một cuộc đấu giá diễn ra năm 2014. Ông sử dụng dầu sơn nhà, màu sáp và bút chì để vẽ tranh trên vải. Đó là một miếng vải màu xám đậm được vẽ đầy những đường xoắn ốc liên tục màu trắng.

Cy tự mô tả về những tác phẩm của mình như thế này: “Đường nét vẽ của tôi giống như trẻ con, nhưng không phải trẻ con, rất khó để ngụy trang, muốn vẽ được như thế phải tự mình chiếu vào đường nét của đứa trẻ. Và để làm được vậy, người nghệ sĩ phải thực sự nhạy cảm.”

Tự nhận là một họa sĩ theo chủ nghĩa “biểu tượng lãng mạn”, tranh của Cy Twombly là một gia tài vô giá đối với các nhà phê bình nghệ thuật.

 

Lý giải từ góc nhìn nghệ thuật

Bàn luận về sự kiện gây chú ý này, Bác sĩ Trần Văn Phúc, khoa Chẩn đoán hình ảnh (Bệnh viện Xanh Pôn) – cũng là một người am hiểu về nghệ thuật đã đưa ra những phân tích, quan điểm cực rõ ràng và cụ thể, nhanh chóng nhận được rất nhiều sự quan tâm và đồng tình của dư luận.

“Cái khó nhất của người nghệ sĩ, đó là tác phẩm phải chạm được vào dây thần kinh nào đó của công chúng. Hoặc lay động, hoặc ấm áp, hoặc buồn bã, hoặc sợ hãi, hoặc hi vọng, hoặc thất vọng, hoặc cảm nhận được sức mạnh cuộc sống. Tức là phải tạo ra được tia lửa, nó đủ đốt cháy cảm xúc, phải đập mạnh vào giác quan người thưởng thức. Cy đã làm xuất sắc điều đó”, bác sĩ Trần Văn Phúc nhận định.

Bác sĩ Trần Văn Phúc phân tích thêm ở góc độ kích thước. Untitled có kích thước = 468 x 317cm. Hãy nhìn kĩ vào con số, tức là tranh của Cy có kích thước, một bức tranh khổng lồ; hoàn toàn khác với việc cầm một cây bút màu nguệch ngoạc lên tờ giấy A4, hay vẽ lung tung lên tường nhà tùy thích. Khi vẽ bức tranh này, Cy đã phải chôn một cái cột thật chắc, ông cố định cây cọ khổng lồ lên cột, bằng cách nào đó nhúng được vào sơn đỏ, rồi vẽ những hình xoắn ốc lên xuống rất ổn định giống như một nét vẽ duy nhất.

Ông Trần Văn Phúc thừa nhận, mình vẫn chưa hiểu tại sao Cy làm được điều này. Bởi việc cầm bút di chuyển trên tờ giấy nhỏ hay trên tường nhỏ nó khác hoàn toàn với cầm cây cọ di chuyển trên màn vải khổng lồ 468x317cm. Đó không còn là di chuyển của cổ tay và ngón tay đơn thuần. Mà là chuyển động của cánh tay, vai, lưng, eo, chân, toàn cơ thể phải chuyển động với sự phân bổ lực cũng nhưng động học di chuyển phải cực kỳ khoa học, cực kỳ tinh tế, cực kỳ chuẩn xác, cực kỳ ổn định. Rất khó để có họa sĩ làm được điều này.

“Đó là đặc điểm xuyên suốt trong tranh của Cy Twombly, luôn đòi hỏi sự kiên trì, tỉ mỉ, chính xác, cẩn thận, khoa học trong từng đường nét. Người họa sĩ vừa phải có sức khỏe tốt, có trí tuệ tuyệt vời, có nền tảng kiến thức khoa học cơ bản vững vàng; bởi nếu chỉ cảm tính đơn thuần sẽ không thể tạo nên được bức tranh Untitled với đường nét vẽ kinh ngạc như vậy”, ông Trần Văn Phúc nhấn mạnh.

Khác với đa số các hoạ sĩ chúng ta thường thấy, Cy hoàn toàn từ bỏ bất cứ hình ảnh quen thuộc nào mà người bình thường nhìn vào hiểu được ngay. Ông không chấp nhận sao chép cắt dán thế giới tự nhiên hay hình ảnh từ cuộc sống vào bức tranh của mình; nghệ thuật của Twombly giống như một khái niệm, một bài thơ trữ tình được viết bằng ngôn ngữ hư không, một bản nhạc được tích hợp trong màu sắc.

“Phong cách nguệch ngoạc” của Twombly, có nguyên do từ ông có thời gian làm sĩ quan giải mã trong quân đội, một công việc đòi hỏi phải tốc kí rất nhanh các bức điện tín, nên trong tác phẩm của ông đều hiện rõ những kĩ thuật giải mã bậc thầy. Bằng tố chất của chuyên gia mật mã, Twombly xuyên qua thời gian, xuyên qua không gian, xuyên qua kí ức, đồng thời đưa con mắt khám phá kể lại câu chuyển của những tác phẩm văn học cổ điển.

Ẩn sâu trong mỗi bức tranh thuần túy như nét vẽ nghịch ngợm của trẻ thơ là nỗi lòng, tâm sự của người họa sĩ. Mỗi bức ảnh đều là một câu chuyện có thực, được diễn ra một cách trừu tượng mà thôi.

 

Về tác giả 

Danh hoạ Cy Twombly (tên khai sinh: Edwin Parker “Cv” Twombly Jr.), sinh ra tại Lexington, Virginia (Mỹ) vào năm 1928. Giống như cha, tên viết tắt của Twombly là Cy (đọc là “Sai”), theo tên của Cy Young, cầu thủ bóng chày cho Chicago White Sox.

Ngay từ khi còn nhỏ, Cy đã tỏ ra rất đam mê đối với nghệ thuật. Năm 12 tuổi, ông bắt đầu nghiên cứu hội họa cùng danh họa đương đại người Tây Ban Nha Pierre Daura. Sau khi tốt nghiệp trung học, Twombly theo học hội họa tại Trường Bảo tàng Mỹ thuật ở Boston. Lớn lên ông theo học Đại học Tufts, Đại học Washington và Lee, Liên đoàn Nghệ thuật Sinh viên New York. Năm 1957 ông chuyển đến Ý sinh sống, cưới vợ, mở xưởng vẽ tranh tại thành phố Rome.

Về mặt nghệ thuật, các tác phẩm của ông khi đó chủ yếu là đen trắng, chịu ảnh hưởng bởi hội họa của Rauschenberg cùng một số danh họa chuyên về tác phẩm đơn sắc. Nguồn cảm hứng của Cy nhắm đến các ý tưởng về sự nguyên thủy, lễ nghi, quan niệm về sùng đạo, cộng thêm trải nghiệm từ chuyến du lịch châu Âu của bản thân. Những tác phẩm của ông thoạt nhìn giống như các bức vẽ graffiti trên tường. Nhưng trong thực tế, ông là một họa sĩ học hành có bài bản, trí tuệ vô cùng uyên bác, tranh của ông lơ lửng giữa chữ và hình ảnh.

Twombly từ trần vào ngày 5/7/2011, tại Rome, vì căn bệnh ung thư. Ông đã sống một đời không màng danh tiếng và sự công nhận. Dẫu vậy, ông cùng 2 người bạn – Robert Rauschenberg và Jasper Johns vẫn được xem là những danh họa vĩ đại nhất nước Mỹ sau thời Chủ nghĩa Trừu tượng.

 

Mộc Miên tổng hợp

Con mắt thứ ba
Kappa - Thủy quái

mocmienhana@gmail.com

Rate This Article:
NO COMMENTS

LEAVE A COMMENT