Thursday, Mar 28, 2024
HomeĐạo HạnhKhám pháLạ lùng những vùng đất “cấm chết”

Lạ lùng những vùng đất “cấm chết”

Nếu từng nghĩ rằng, cái chết là điều không thể tránh khỏi và đây là một chuyện hết sức tự nhiên thì bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng, ở một số nơi trên trái đất cái chết là điều cấm kị, thậm chí bị coi là bất hợp pháp.

Theo Odditycentral, mỗi nơi đều có lý do riêng để ban hành quy định “lạ lùng” này, trong đó đa số là do yếu tố tôn giáo và điều kiện sống.

Dưới đây là những vùng đất nơi người dân có lẽ phải sống bất tử, hoặc nếu có chết thì cũng không được chết ở đấy.

Xem video youtube tại: https://www.youtube.com/watch?v=sdnc9uPCKlw
Xem video facebook tại: https://www.facebook.com/encypaedia/videos/373548297849898/

 

Itsukushima – Nhật Bản

Theo niềm tin của đạo Shinto (Nhật Bản), hòn đảo Itsukushima là một nơi thiêng liêng, và việc duy trì độ tinh khiết của nó được rất nhiều người quan tâm. Vì vậy, kể từ năm 1878 đến nay, không một ca tử vong nào được phép xuất hiện trên đảo.

Trong lịch sử, chỉ có trận chiến Miyajima vào năm 1555 nhằm đoạt quyền lực từ tay nhà Ouchi, hòn đảo Itsukushima mới có rất nhiều người chết. Tuy nhiên, ngay sau khi chiếm được đảo vị chỉ huy cũng đã ra lệnh cho thuộc hạ của mình phải rời đảo và vào đất liền ngay lập tức.

Toàn bộ hòn đảo sau đó cũng được tẩy sạch bằng cách đem những chỗ đất có dính máu bỏ xuống biển, xác chết thì được đem vào đất liền, còn các tòa nhà thì được cọ rửa mới hoàn toàn.

Hiện nay, mỗi khi có một ai đó “sắp ra đi” thì những người quản lý đảo đều đưa những người này lên đất liền, nhằm giữ độ “tinh khiết” cho hòn đảo.

 

Longyearbyen – Na Uy
Thị trấn phía Bắc Longyearbyen ở quần đảo Svalbard của Na Uy cũng có một quy tắc tương tự nhưng liên quan đến vấn đề môi trường.

Tại đây, cái chết được xem là điều cấm kị và có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của nhiều người khác. Được biết, thị trấn này cũng chỉ có một nghĩa trang nhỏ nhưng đã ngừng nhận chôn cất cách đây hơn 70 năm. Những người bị bệnh nặng hoặc sắp tới ngày chết sẽ được đem đi bằng máy bay hoặc tàu biển, và được đưa tới một nơi nào đó tại Na Uy.

Longyearbyen rất nhỏ, chỉ có 2 đường phố và không quá 100 ngôi nhà. Các cửa hàng và bưu điện đều mở cửa một cách ngẫu nhiên các ngày trong tuần, vì muốn mua gì mọi người đều phải hẹn trước vài ngày.

Luật pháp ở đây không cho phép mọi người tiếp xúc và làm phiền gấu bắc cực. Hơn 5.000 con gấu bắc cực sinh sống tại đây, ngoài ra còn có tuần lộc, cáo, hải cẩu, cá voi, chim mòng biển, chim tuyết trắng. Động vật và thực vật được bảo vệ nghiêm ngặt, và thậm chí những bông hoa ở đây không được phép tùy ý nhổ hay cắt.

Hằng năm vào tháng 11, cả thành phố sẽ chìm trong bão tuyết, không một ai có thể tìm thấy nơi này cho đến tháng 2 năm sau. Đây cũng là thành phố duy nhất trên thế giới cấm sinh con và cấm tử vong. Do vị trí địa lý khắc nghiệt, tuyết lạnh bao phủ quanh năm, lớp băng vĩnh cửu dưới mặt đất không cho phép cơ thể con người được thối rữa tự nhiên, do đó virus sẽ tồn tại ở đây mãi mãi. Vì thế, người già, phụ nữ mang thai, người bị bệnh thường sẽ rời khỏi đây sớm. Một khi không chấp hành luật, nó sẽ được xem là bất hợp pháp ở đây. Trong thành phố, bệnh viện chỉ có duy nhất 8 giường giành cho bệnh nhân cấp cứu.

Mặc dù Longyear lạnh giá, thành phố này vẫn được mọi người yêu thích. Vị trí của Longyear khiến nó trở thành nơi đặc biệt nhất trên trái đất.

 

Falciano del Massico – Ý

Tại Falciano del Massico, một thị trấn nhỏ ở miền nam nước Ý, thì lại là một trường hợp hoàn toàn khác biệt.

Mọi người không được phép chết, không phải vì môi trường hoặc tín ngưỡng tôn giáo, mà đơn giản chỉ vì không còn đất trống nào dành cho người chết.

Thị trưởng tại đây cũng đã ban hành một quy định yêu cầu người dân phải “giữ lại mạng sống của mình” trước khi chính quyền tìm được nơi xây dựng nghĩa trang mới. Nếu trái lệnh, người dân buộc phải tìm một nơi khác để được chết.

 

Sellia, Ý

Vào tháng 8/2015, thị trưởng thị trấn Sellia nằm ở phía Nam nước Ý đã ra sắc lệnh rằng người dân không được phép đổ bệnh. Với dân số chỉ vỏn vẹn 537 người, phần lớn đã trên 65 tuổi, thị trấn có thể sẽ lụi tàn theo nếu người dân chẳng may qua đời.

Vì thế ‘lệnh cấm’ này dù có vẻ không khả thi, nhưng nó thật ra nhằm khuyến khích mọi người sống khỏe mạnh và chăm sóc cho sức khỏe của mình. Bất cứ ai không đi khám sức khỏe định kì mỗi năm sẽ bị phạt nặng.

 

Cugnaux, Pháp

Năm 2007 thành phố Cugnaux chỉ có 2 nghĩa địa với tổng số chỗ trống còn lại là 17 chỗ. Thật không may, vì ở đây mực nước ngầm có thể dâng lên khá cao, mảnh đất duy nhất có khả năng sử dụng để cơi nới diện tích bãi nghĩa trang là tại một doanh trại quân đội ngoài trời ở gần đấy.

Khi chính quyền ra quyết định cấm không cho thị trấn chôn người chết ở đó, thị trưởng Philippe Guérin đã tuyên bố ‘chết’ là bất hợp pháp đối với bất cứ ai chưa có giấy phép được mai táng ở địa điểm mới.

Cugnaux không thể tìm ra nơi mới để chôn cất người đã khuất.

 

Sarpourenx – Pháp

Một sắc lệnh cấm người dân đi vào cõi chết do thị trưởng Sarpourenx ban hành, đây là một thị trấn đẹp như tranh vẽ nằm ở phía tây nam của nước Pháp.

Quyết định này được đưa ra sau khi một tòa án Pháp đã từ chối kế hoạch cho phép mở rộng nghĩa trang hiện có của thị trấn. Không thể trái lệnh tòa án, nên thị trưởng Gerard Lalanne đã ban hành một lệnh khá “ngộ nghĩnh”, không cấm chết nhưng ai chết sẽ bị xử phạt nghiêm khắc.

Mặc dù ra lệnh người dân không được phép chết, chính ngài thị trưởng của Sarpourenx lại ‘vi phạm’.

Theo đúng sắc lệnh đã ra thì: ‘Người vi phạm sẽ bị xử phạt nặng’. Dù vậy, chính ngài thị trưởng đã đi ngược lại quy định chính mình đề ra khi ông đã qua đời ở tuổi 70. Quy định này còn khá mơ hồ vì nhiều người cho rằng làm thế nào để có thể trừng phạt người chết?

Dù hiện tại vẫn chưa biết hình phạt dành cho người chết sẽ là gì, nhưng để chắc ăn, người dân ở đây đã chọn giải pháp là tìm một nơi khác để chôn cất người thân của mình.

 

Biritiba Mirim, Brazil

Biritiba Mirim cũng đồng cảnh ngộ vì tình trạng quá tải tại nghĩa trang thị trấn.

Vào năm 2005, đối mặt với tình trạng thiếu chỗ chôn ở nghĩa địa địa phương, thị trưởng của Biritiba Mirim, thành phố cung cấp một lớn rau và hoa quả cho Sao Paulo, Brazil đã ban lệnh cấm không ai được chết.

Phương pháp hỏa táng không được sự đồng tình bởi Nhà thờ Thiên Chúa, và nơi đây cũng không còn chỗ chôn hay hầm mộ còn trống. Thị trấn cũng không thể mở rộng diện tích nghĩa trang vì một bộ luật được đưa ra vào năm 2003 liên quan đến các khu vực có mực nước ngầm cao hoặc khu bảo tồn đặc biệt.

May mắn thay, vào năm 2010 một nghĩa trang mới đã được mở ra, và tạm thời mọi người đã có thể được phép ‘chết’ như bình thường.

 

Lanjaron, Tây Ban Nha

Vào năm 1999, ngài thị trưởng của thành phố Lanjaron, nằm ở phía Nam Tây Ban Nha, cũng phải đau đầu vì vấn đề quá tải ở nghĩa trang trong vùng. Để giải quyết, ông đã ‘cấm’ người dân của mình không được chết cho đến khi chính quyền sở tại có thể tìm ra địa điểm mới để lập nghĩa trang.

Một sắc lệnh được ban hành, yêu cầu người dân ‘phải chăm sóc sức khỏe ở mức tối đa để không được chết cho đến khi chính quyền thành phố có thể tiến hành những bước cần thiết để sở hữu khu đất mới dành cho những người đã khuất có thể yên nghỉ’.

Người dân Lanjaron phải đặc biệt chăm sóc sức khỏe để tránh việc chết.

 

Mộc Miên (tổng hợp)

Xác ướp 1.500 tu
Thực hư về ngư

mocmienhana@gmail.com

Rate This Article:
NO COMMENTS

LEAVE A COMMENT