Sunday, Sep 24, 2023
HomeĐạo HạnhTinh hoa Thế GiớiCuộc đời và sự nghiệp của Nhạc sĩ thiên tài Mozart

Cuộc đời và sự nghiệp của Nhạc sĩ thiên tài Mozart

Được biết đến như một thần đồng âm nhạc trăm năm xuất hiện một lần, Mozart luôn là tượng đài vô cùng to lớn mà không ai có thể vượt qua được trong các bản nhạc hòa tấu piano, nhạc thính phòng hay opera. Ông là một trong những nhà soạn nhạc vĩ đại nhất trong lịch sử âm nhạc. Mặc dù ông đã mất trước ngày sinh nhật lần thứ 36 của mình nhưng Mozart đã để lại hơn 600 tác phẩm.

Xem video youtube tại: https://ytb.watch/5zfPo
Xem video facebook tại: https://shorten.tv/j0UPB

 

I. Cuộc đời Mozart

Tên đầy đủ của ông là Johannes Chrysostomus Wolfgangus Theophilus Mozart. Ông sinh ngày 27 tháng 1 năm 1756 mất và ngày 5 tháng 12 năm 1791. Mozart sinh ra tại thành phố Salzburgn Áo. Cha của ông, Leopold Mozart là một nhà soạn nhạc, một giáo viên dạy vi-ô-lông và chỉ huy của một dàn nhạc giao hưởng địa phương. Cũng chính vì điều này ngày từ khi còn bé Mozart đã được tiếp xúc với âm nhạc cổ điển.
Mozart là người con trai út thứ 7 trong nhà mà có năm người anh chị em đã mất khi còn bé. Chỉ còn chị gái duy nhất còn lại của ông là Maria Anna Mozart (1751–1829) với biệt danh “Nannerl”.

Nhờ được chúa bao bọc và thiên phú âm nhạc thừa hưởng từ cha được bộc lộ từ sớm nên Mozart đã bắt đầu con đường chinh phục âm nhạc từ năm lên 3 tuổi cùng với đó là sự cố gắng không ngừng nghỉ của bản thân.

Mozart biết chơi đàn Cla-vơ-xanh khi mới lên 3. Ở tuổi lên 4, cha cậu, với một mục tiêu rõ ràng, đã bắt đầu dạy cậu một vài bản nhạc đơn giản trên phím đàn. Với sự mềm mại và chính xác tuyệt vời, cậu chơi đàn không một chút lỗi…. Năm 5 tuổi, cậu đã sáng tác những bản nhạc đầu tiên trong khi chơi với cha và Leopold là người ghi lại. Bản giao hưởng được ông viết khi lên 8 tuổi có tên là ” bản giao hưởng số 1 “. Những sáng tác đầu tiên đầy vết mực loang của ông và những kết quả đạt được cho thấy trí tuệ phát triển sớm với đàn vĩ cầm là nhờ óc sáng tạo của chính bản thân cậu bé và mang đến sự ngạc nhiên vô cùng lớn cho người cha. Năm 12 tuổi ông bắt đầu chơi nhạc cho nữ hoàng Áo Maria Theresia tại kinh đô Viên, và bắt đầu soạn nhạc cho các vở opera La finta semplice và Bastien and Bastienne. Wolfgang chưa bao giờ đến trường. Cha ông cũng chính là người đã dạy cho ông ngôn ngữ, địa lý, lịch sử, toán học và tất nhiên không thể thiếu âm nhạc.

Mozart sinh ra trong một gia đình đầy ắp yêu thương. Ông thích chơi hợp tấu với chị của mình và ông rất thân thiết với mẹ.

Trong suốt thời niên thiếu, Mozart cùng gia đình đã thực hiện nhiều chuyến đi khắp châu Âu mà tại đó ông cùng người chị gái đã biểu diễn như những thần đồng.

Trong các tour diễn vòng quanh châu Âu, nơi mà ông phải biểu diễn trước mặt các vị vua, hoàng hậu và giới quý tộc của các nước khác, Leopold thường dắt theo Mozart. Những chuyến đi dài này thường gặp khó khăn do điều kiện đi lại còn thô sơ.

Tại Rome, năm 14 tuổi, ông được nghe bản nhạc Miserere của Gregorio Allegri hai lần trong buổi biểu diễn tại nhà thờ Sistine Chapelle và đã viết lại theo trí nhớ, nhờ vậy xuất bản các bản sao chép trái phép đầu tiên khi mà bản nhạc này thuộc quyền sở hữu được bảo vệ nghiêm ngặt của tòa thánh Vatican.

Cuối chuỗi hành trình cuối cùng ở Ý, Mozart đã viết nên những tác phẩm thánh ca độc tấu đầu tiên, mà vẫn còn được trình diễn rộng rãi cho đến ngày nay, Exsultate, jubilate, K. 165.

Khoảng cuối năm 1769, năng khiếu âm nhạc sớm phát triển của Mozart đã bắt đầu nở rộ, tuy mới chỉ lên mười ba, cậu bắt đầu sự nghiệp sáng tác một cách nghiêm túc.

Việc trở về Salzburg của Wolfgang vào 1773 là một trong những cột mốc, lúc ấy có một sự bùng nổ sáng tác khác thường, và một sự chuyển tiếp ra khỏi ảnh hưởng âm nhạc Ý để thiên về phong cách âm nhạc Đức, được đại diện bởi Joseph Haydn.

Cuối cùng, vào tháng 8 năm 1777, ở tuổi hai mươi mốt, Wolfgang xin từ nhiệm, và Bá tước Colloredo đã đồng ý.

Tại Paris, Mozart biên soạn giáo trình âm nhạc, tiếp xúc các nhà xuất bản, viết bất cứ cái gì ông có thể bán hoặc trình diễn – những bản sonata cho đàn violin và đàn phím, một concerto cho sáo và thụ cầm, những bản biến tấu đàn phím, và symphony Paris. Nhưng thành phố này tỏ ra chán nản. Mozart tiếp tục đánh vật với khoản tài chính eo hẹp và lại bị đè nặng thêm bằng cái chết của người mẹ. Buồn bã và miễn cưỡng, ông trở về Salzburg quê cha, mang theo nợ nần, nhưng tin tưởng rằng viễn cảnh của mình sẽ sáng sủa hơn. Khi trở lại Salzburg, Mozart bắt đầu làm việc cho tổng giám mục. Tuy nhiên, ông không thực sự hạnh phúc tại Salzburg. Ông không được trả công xứng đáng và tổng giám mục cũng không quan tâm nhiều đến âm nhạc.

Năm 1781, Mozart rời Salzburg để đến Vienna, một thị trấn nơi mà âm nhạc rất được xem trọng. Ở đây ông đã làm rất nhiều việc nhưng ông vẫn không thể trở nên giàu có. Năm 1782, Mozart kết hôn với tiểu thư Constanze Weber(1762 – 1842), em gái của Aloysia – một ca sĩ mà ông đã phải lòng trước đó, dù gặp sự phản đối mạnh mẽ của cha ruột. Từ đó, có một sự lãnh đạm giữa Wolfgang và cha của ông mà không bao giờ hàn gắn được.

Mặc dù ông đã làm việc rất chăm chỉ, Mozart không thể kiếm đủ tiền để lo cho gia đình của mình. Sức khỏe của ông bắt đầu trở nên yếu đi và vào ngày 5 tháng 12 năm 1791, ông qua đời. Sau đó, giữa một cơn bão tuyết dữ dội, thi hài được chuyên chở không có người đưa tiễn tới một đất thánh bên ngoài cổng thành phố, theo tập tục lúc bấy giờ của tầng lớp trung lưu Áo.

 

II. Âm nhạc của Mozart

Mozart là một thiên tài âm nhạc. Hầu hết các tác phẩm của ông chỉ nổi tiếng sau khi ông qua đời và ngày nay, mọi người ở mọi lứa tuổi đều thích phong cách âm nhạc nhịp nhàng của Mozart. Ông đã soạn hơn 40 bản giao hưởng. Một số bản là khúc dạo đầu của những vở nhạc kịch và kéo dài chỉ một vài phút, nhưng những bản khác là những tác phẩm âm nhạc thực sự với 4 phần và kéo dài trong nửa giờ. Bản giao hưởng cuối cùng và nổi tiếng nhất của ông là Nr. 41, có tên thường gọi là Jupiter.

Trong số 22 vở nhạc kịch của ông có rất nhiều tác phẩm nổi tiếng trên toàn thế giới như: The Marriage of Figaro (1786), Don Giovanni (1787) là 2 vở nhạc kịch mà Mozart sáng tác bằng tiếng Ý. The Magic Flute có lẽ là vở nhạc kịch được viết bằng tiếng Đức nổi tiếng nhất của ông.

Ngoài ra Mozart còn sáng tác nhạc dành cho nhà thờ, chủ yếu là các nhà thờ ở Salzburg. Nhạc cụ chính của các tác phẩm này là đàn organ. Tác phẩm được biết đến nhiều nhất của ông là Requiem (Mass for the Dead) – đây là tác phẩm mà ông đã bắt đầu vào năm 1791 nhưng không thể hoàn thành trước khi qua đời.

Mozart cũng soạn những tác phẩm âm nhạc nhẹ nhàng và du dương được gọi là các bản dạ khúc, những tác phẩm này thường được biểu diễn tại các buổi hòa nhạc ngoài trời. Một trong những bản dạ khúc nổi tiếng nhất của ông là “A Little Night Music”.

Trong suốt cuộc đời sáng tác của mình, Mozart chỉ tập trung vào sáng tác những tác phẩm được chơi bởi một hoặc hai nhạc cụ. Ông thích viết những bản tứ tấu dành cho hai cây vĩ cầm, một cây đại hồ cầm và một cây viôlôngxen. Ông cũng soạn những bản sonata dành cho violong, piano và kèn flute. Vì muốn được nêu danh như một người chơi piano, ông viết nhiều những concerto piano tuyệt vời cho chính mình.

 

III. Một số sự thật thú vị về nhà soạn nhạc vĩ đại Mozart

1. Mozart thuận tay trái hay tay phải?
Những người thuận tay trái được cho là có khả năng sáng tạo hơn những người thuận tay phải, và Mozart- cũng giống như nhiều nghệ sĩ khác, thuận tay trái. Danh sách còn có Sergei Rachmaninoff, Carl Philippe Emmanuel Bach, Ludwig van Beethoven, Niccolo Paganini, và các nghệ sĩ thời nay như Daniel Barenboim và Nicola Benedetti.

2. Tên thật của Mozart
Mặc dù chúng ta biết tên của ông là Wolfgang Amadeus Mozart, tuy nhiên trước đó ông được đặt tên là Joannes Chrysostonus Wolfgangus Theophilus Mozart. Theophilus trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “được Chúa yêu thương”. Nhưng dường như có lẽ Mozart thích bản dịch tiếng Latinh- Amadeus.

Là người đa ngôn ngữ, Mozart thường chuyển tên của mình sang các ngôn ngữ khác và từ năm 1770 trở đi, ông thường dùng Amadeo hoặc Amade làm tên đệm của mình. Mozart cũng còn có một tên khác nữa: Tại một buổi hòa nhạc ở Prague vào năm 1791 để quyên góp tiền cho gia đình sau khi ông qua đời, tên ông đã được công bố để tưởng nhớ là Wolfgang Gottlieb Mozart – Gott (Chúa) lieb (tình yêu).

3. Bản nhạc cuối cùng của Mozart
Requiem (nhạc cầu hồn) là một trong những sáng tác nổi tiếng nhất của Mozart . Nhiều người tin rằng chính Mozart viết tác phẩm này cho chính mình. Tuy nhiên cũng có lời đồn rằng: một bá tước bí ẩn Franz von Walseg nói rằng ông đã tự viết nó cho đám tang của vợ mình. Đây là một trong nhiều câu chuyện xoay quanh Requiem, mỗi câu chuyện cần được xem xét.

Vì không biết ai là người viết bản Requiem, khiến nhiều người tin rằng Mozart được trả tiền để viết bản Requiem cho đám tang của chính mình. Tuy nhiên, ông đã bị ốm một thời gian và trạng thái tâm trí rõ ràng là không sáng suốt. Có nhiều bằng chứng cho thấy Mozart đã qua đời trước khi hoàn thành tác phẩm này.

Phiên bản hoàn chỉnh của Requiem (được hoàn thiện bởi Franz Xaver Sussmayr) đã được chơi tại đám tang của Mozart. Ngoài ra, tác phẩm cũng được trình diễn tại lễ an táng của Napoléon I vào năm 1840 và tại đám tang của Frederick Chopin năm 1848.

4. Nơi an nghỉ của Mozart
Mozart đã được chôn cất trong một ngôi mộ bình thường, không phải là một ngôi mộ của những người khốn khổ như chúng ta thường nghe. Ông ấy nghèo, nhưng không phải là một người ăn mày, điều này khác xa với những câu chuyện xoay quanh cái chết của Mozart.

Khác với ngôi mộ của quý tộc, ngôi mộ bình thường có thể được đào lên sau mười năm. Đây là lý do tại sao người ta vẫn chưa biết tung tích hài cốt của ông.

Tượng Mozart Trong Vườn Burggarten, Vienna

5. Mozart và Toán học: Tỷ lệ vàng (Golden Section)
Người ta thường nói rằng Mozart rất thích toán học. Nhiều nhà nghiên cứu đã phát hiện những phương trình toán học được viết ngoài lề của một số tác phẩm. Điều này dấy lên câu hỏi về việc Mozart có thể đã sử dụng Toán học trong quá trình sáng tác.

Không ai trả lời thỏa đáng tần suất áp dụng “tỷ lệ vàng” trong âm nhạc của ông nhưng có nhiều bằng chứng xác đáng chứng minh điều này. Kiểm tra các bản sonata piano, hoặc thậm chí toàn bộ các chương trong vở opera của ông (Màn II của “Cosi fan Tutti” là một ví dụ tuyệt vời), người ta có thể thấy rằng “tỷ lệ vàng” được áp dụng trong các bản nhạc một cách chuẩn xác.

Ở dạng sonata, các movement thường được chia thành một phần mô tả, theo sau đó là một phần phát triển và một phần tóm tắt lại. Ví dụ như: trong tác phẩm The first movement: Sonata No.1 in C major chứa 100 ô nhịp được chia hoàn hảo thành hai phần – 38 ô nhịp ở phần đầu tiên và 62 ô nhịp ở phần thứ hai; tỷ lệ 0,618; giống như “tỷ lệ vàng (Golden Section).

Nó không xuất hiện trong mọi tác phẩm nhưng nó có tần suất xuất hiện đáng kể gây sự ngạc nhiên cho không ít nhà nghiên cứu.

6. 5 bản hòa tấu cho vĩ cầm
Vào năm 1775, Mozart đã viết 5 bản hòa tấu dành cho violin, đó là một kỳ tích đáng kể đối với bất kỳ nhà soạn nhạc cổ điển nào, nó còn được coi là đáng kinh ngạc hơn nữa khi Mozart sáng tác chúng khi chỉ mới 19 tuổi.

Và 5 bản hòa tấu là những tác phẩm đầu tiên của Mozart luôn được biểu diễn trong các tiết mục hòa nhạc của thế giới.

7. Mozart và Sáo
Mozart từng thú nhận là không thích sáo, ông chỉ sáng tác khi được yêu cầu. Trong một bức thư gửi cho cha mình, ông đã nói rằng ông thường sáng tác vào ban đêm và “Hơn nữa, cha biết rằng con trở nên khá chán nản bất cứ khi nào con bắt buộc phải viết cho một nhạc cụ (sáo) mà con không thể chịu đựng được.”

8. Kỹ thuật Virtuoso
Không giống như Chopin, người rất vui khi sử dụng các ngón đàn độc đáo trong các tác phẩm trên bàn phím, hay Beethoven, người cố tình sử dụng các ngón đàn khác lạ để khiến tác phẩm khó chơi hơn, còn trong các tác phẩm của Mozart, ông coi trọng việc nhấn ngón đúng lúc, kỹ thuật mượt mà, linh hoạt và một bàn tay ổn định. Ông không thích những kỹ thuật điêu luyện mà chỉ đơn giản là một cái cớ để phô trương.

 

Mộc Miên tổng hợp

FOLLOW US ON:
Bí ẩn lăng mộ
Vì sao kim cương

mocmienhana@gmail.com

Rate This Article:
NO COMMENTS

LEAVE A COMMENT