Friday, Apr 19, 2024
HomeKhoa HọcBí ẩn thế giớiBí mật “động trời” được giấu trong những bức tranh nổi tiếng

Bí mật “động trời” được giấu trong những bức tranh nổi tiếng

Rất nhiều bức họa nổi tiếng trên thế giới đã có lịch sử hàng trăm năm tuổi. Những tác phẩm hội họa này không chỉ là tuyệt tác mà còn ẩn chứa cả những bí mật chờ được tìm ra. Ngày nay nhờ công nghệ hiện đại, chúng ta có thể khám phá ra những “bí mật động trời” được che giấu trong các tác phẩm nghệ thuật này.

Xem video youtube tại: https://youtu.be/fG03ZN5dI2M
Xem video facebook tại: https://www.facebook.com/encypaedia/videos/348564950588912/

1. Nàng Mona Lisa từng có lông mày
Không sai khi nói rằng, bức vẽ nàng Mona Lisa của danh họa Leonardo da Vinci là một trong những tác phẩm bí ẩn nhất mọi thời đại. Bởi lẽ, sự mơ hồ, bí ẩn trong nụ cười của người mẫu cùng kỹ thuật điêu luyện của danh họa luôn khiến cho giới học giả phải “vò đầu bứt tóc”.

Chúng ta đều biết nàng Mona Lisa – nhân vật chính trong tuyệt tác của Leonardo Da Vinci không có lông mày và lông mi. Đây thậm chí còn trở thành điều dễ nhận biết nhất về bức tranh này, ngoài nụ cười của Mona Lisa.

Nhưng cách đây không lâu, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra nàng Mona Lisa ban đầu có cả lông mày và lông mi. Theo đó, ảnh quét có độ phân giải 240 triệu pixel cho thấy dấu hiệu hiện hữu lông mày và mí mắt ở cả hai bên mắt của chủ thể trong bức họa nguyên thủy. Bức ảnh cận cảnh về đôi mắt trái của Mona Lisa làm lộ ra một nét bút lông trên vùng lông mày của nàng. Sau khi phát hiện điều này, người ta vẫn chưa thể tìm ra dụng ý mà Da Vinci muốn ‘nói’ khi ẩn dấu nét vẽ về bộ lông mày và lông mi của nàng.

 

2. Khuôn mặt biến hóa khôn lường trong bức tranh The Old Fisherman


Năm 1902, họa sĩ người Hungary Tivadar Kosztka đã thành danh nhờ kiệt tác Ông lão đánh cá. Bức tranh lột tả hình ảnh ông lão với khuôn mặt già nua, khắc khổ đang siết chặt chiếc gậy bằng hai tay, phía sau là vùng biển tĩnh lặng. Nếu thử lấy một tấm gương và đặt vào giữa bức tranh, người xem sẽ phát hiện bức tranh ẩn chứa hai khuôn mặt với vẻ mặt hoàn toàn trái ngược nhau.


Theo đó, nếu đặt gương phản chiếu vẻ mặt bên trái, ông lão trông vô cùng hiền dịu và những con sóng đằng sau cũng yên bình. Nhưng ngược lại, nếu phản chiếu bên phải, nhân vật trông rất đáng sợ như quỷ dữ và sóng biển cuộn trào dữ dội phía sau.

 

3. “Chân dung Arnolfini” của danh họa Jan Van Eyck
Được vẽ vào năm 1434 bởi họa sĩ Hà Lan – Jan van Euck, bức “Chân dung Arnolfini” được coi là một trong những bức tranh có giá trị quan trọng nhất trong lịch sử khi được vẽ bằng sơn dầu – hình thức rất hiếm gặp ở Tây Âu đầu thế kỷ XV.


Bên cạnh đó, bạn còn nhận thấy hình ảnh phản chiếu của toàn bộ căn phòng trong tấm gương ở phía xa, bao gồm cả hai nhân vật đứng ở hành lang và một nhân vật bí ẩn nữa.
Bạn có đoán ra đó là ai không? Câu trả lời chính là… tác giả của bức tranh Jan Van Eyck.

 

4. Bức họa “Khu vườn hưởng lạc trần tục” của Hieronymus Bosch
Tác phẩm khu vườn hưởng lạc trần tục được họa bởi họa sĩ người Hà Lan Hieronymus Bosch miêu tả tội tổ tông của con người. Tác phẩm gồm 3 bức miêu tả 3 không gian khác nhau đó là: thiên đàng, trần gian và địa ngục.


Nhiều bạn sẽ cho rằng bức họa này có gì đáng chú ý cơ chứ! Nhưng nếu như bạn chú ý vào phía dưới góc trái của bức họa địa ngục sẽ nhìn thấy sau mông của tên tội đồ có in một bản nhạc. Và những âm điệu bản nhạc địa ngục cách đây 600 năm của hoạ sĩ Hieronymus Bosch nay đã được Amelia – một sinh viên ngành âm nhạc của đại học Oklahoma Christian University và người bạn hoà âm bằng piano.

 

5. Đoạn nhạc ẩn sau bức ” The last Supper” (tạm dịch: Bữa tối cuối cùng)
Danh họa Leonardo Da Vinci vốn có sở thích ẩn chứa những chi tiết bí mật nhỏ trong các tác phẩm của mình.
Đoạn nhạc ẩn sau bức “ Bữa tối cuối cùng” là một minh chứng rõ ràng nhất cho tài năng ẩn giấu chi tiết nhỏ trong các tác phẩm của mình như “mật mã Da Vinci”.
Các chuyên gia hội họa đã phát hiện ra rằng vị trí những chiếc bánh mì đặt trên bàn cũng như vị trí để bàn tay của các tông đồ khi được “gióng” lên khuông nhạc sẽ tựa như các nốt nhạc.

 

6. Hơn 100 câu “tục ngữ” ẩn giấu trong  bức  tranh Netherlandish Proverbs (Tục ngữ của Hà Lan)

Tác phẩm Tục ngữ Hà Lan – một bức tranh sơn dầu trên gỗ sồi năm 1559 – của danh họa Pieter Brugel, mô tả cuộc sống lộn xộn tại một con phố đông đúc. Ban đầu, tưởng chừng tên của tác phẩm và bức tranh không có gì liên quan tới nhau, nhưng khi các nhà nghiên cứu khám phá ra bí mật ẩn bên trong bức tranh thì ai cũng ngỡ ngàng.

Có tới hơn 100 câu tục ngữ xuất hiện trong bức vẽ; trong đó có nhiều câu mà ngày nay người Hà Lan vẫn sử dụng trong cuộc sống thường nhật.

Các hình ảnh mà Pieter Brugel sử dụng đều là hình ảnh ẩn dụ cho những câu tục ngữ, ví dụ: quả cầu đặt trên thanh gỗ hàm ý “đất trời đảo lộn”; người đàn ông cầm quả địa cầu hàm ý “nắm cả thế giới trong tay”, hay hình ảnh một con cá to nuốt một con cá nhỏ nghĩa là “the big fish eats the little fish – cá lớn nuốt cá bé”, “swimming against the tide – bơi ngược dòng” tức là đi ngược lại xu hướng hay ý kiến của thời đại,…

 

7. The Madonna with Saint Giovannino và bí ẩn về UFO (tạm dịch: Đức Mẹ và Thánh Giovannino)

Phía trên vai trái của Mẹ Mary, có thể quan sát thấy một vật thể hình đĩa trông như đang tỏa sáng. Đó là một chi tiết rất lớn, nổi bật trong tác phẩm nghệ thuật của ông. Vòng tròn mờ đó bên cạnh Đức Mẹ đã là tâm điểm của nhiều cuộc tranh cãi trong nhiều năm. Trong đó, có nhiều người tin rằng họa sĩ Domenico đã khắc họa một vật thể bay không xác định (UFO).

 

8. Bức View of Scheveningen Sands của Hendrick van Anthonissen
Bức tranh View of Scheveningen Sands của họa sĩ Hendrick van Anthonissen được hoàn thành vào năm 1641 và được tặng lại cho Bảo tàng Fitzwilliam năm 1873. Bức tranh mô tả một bãi biển yên bình với vài người lang thang trên cát trong một ngày mùa đông. Bức tranh trông khá bình thường.


Thế nhưng khi một thực tập sinh được giao nhiệm vụ tẩy một vết sơn vàng trên tranh, cô đã tình cờ phát hiện ra một bí mật thú vị. Sát với chiếc thuyền buồm lờ mờ phía đường chân trời là hình một con cá voi nằm trên cát. Còn chiếc thuyền buồm lại chính là đuôi của con cá.

Các chuyên gia sau đó cho rằng con cá heo này đã bị che lại vào thế kỷ 18 hoặc 19 vì hình mô tả các con vật chết được cho là phản cảm.

 

9. Bức Isabella de’ Cosimo I de Medici

Sau khi nhiều chuyên gia tỏ ý nghi ngờ về tính xác thực của bức chân dung con gái của công tước xứ Tuscany, một cán bộ bảo quản ở Bảo tàng Carnegie, Pittsburg, đã lôi bức tranh ra kiểm tra kỹ càng bức tranh từ thế kỷ 16 này.

Kết quả là bức tranh là chuẩn thật thế nhưng lại giấu một bí mật kinh người có lẽ là một trong những nỗ lực đầu tiên của con người nhằm “photoshop” chỉnh sửa ảnh tự sướng. Giấu dưới gương mặt trẻ trung, xinh đẹp là một gương mặt thật của con gái ngài công tước: già hơn, nhiều nếp nhăn hơn và tất nhiên là xấu hơn gương mặt đã được chỉnh sửa.


Những chỉnh sửa này được thực hiện từ thế kỷ 19 khiến trong suốt nhiều năm, người ta đã ngộ nhận về sắc đẹp trong tranh. Các chuyên gia cho rằng bức tranh đã được chỉnh sửa để trở nên dễ nhìn và dễ bán hơn.

 

10. Bức tranh Quý cô với con chồn ban đầu không hề có con chồn

Đây cũng là một tác phẩm lừng danh của Leonardo da Vinci. Các phân tích bằng kĩ thuật cao của hậu thế cho thấy danh họa đã liên tục thay đổi ý định trong quá trình thực hiện bức tranh. Theo đó, sau khi phân tích từng lớp của bức tranh Quý cô với con chồn (Lady with a Ermine) bằng công nghệ phản xạ ánh sáng, các nhà nghiên cứu phát hiện Leonardo da Vinci đầu tiên đã vẽ một phiên bản “không có con chồn hương”, trước khi chỉnh sửa và thêm thắt lại. Bản thân bộ lông của con chồn hương trong bức tranh này cũng đã được da Vinci chỉnh sửa lại tới 2 lần.

 

Bài viết sử dụng nguồn: Brighside

Người La Mã cổ
Ẩn số về thàn
Rate This Article:
NO COMMENTS

LEAVE A COMMENT